Thiết kế website Thủ công mỹ nghệ đòi hỏi sự tinh tế từ đường nét, màu sắc, font chữ, hình ảnh đến lời văn của người thiết kế. Dịch vụ thiết kế web thủ công mỹ nghệ của Thiết Kế Website Đẹp đảm bảo làm được điều này giúp quý khách hoàn toàn tự tin khi giới thiệu sản phẩm của mình trên website.
—————————————————-
Làng Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Làng nằm ven sông Hồng, là một làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa về sản xuất các sản phẩm gốm sứ bằng thủ công.
Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét đặc biệt. Sau khi nhào đất đạt độ dẻo, người thợ dùng bàn xoay để tạo hình sản phẩm, sau đó phơi sấy khô để vẽ hoa, tráng men và đưa vào lò nung. Nhiệt độ của lò nung ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm của gốm Bát Tràng rất phong phú, đa dạng như bát, đĩa, chén, lục bình, lư hương… Bí quyết ở đây là chất liệu men của sản phẩm có độ óng, sâu mịn và đều, cách trang trí, vẽ họa tiết trên sản phẩm Bát Tràng cũng rất độc đáo.
Về nguồn gốc dân cư làng Bát Tràng, các nguồn tư liệu và văn tự cho đến nay đã đi đến nhất trí và cho rằng, đó là dân từ làng Bồ Yên (Yên Mô, Ninh Bình) di cư ra và đã lập ra một phường sản xuất đồ gốm chuyên nghiệp, trước gọi là Bạch Thổ phường (phường đất trắng); sau chuyển thành Bá Tràng phường (phường có trăm lò bát) và cuối cùng lấy tên Bát Tràng (nơi làm bát). Căn cứ vào sách Đại Việt sử ký toàn thư , có tác giả cho là từ đời Trần, địa phương này đã có tên xã là “ Bát”. Đấu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi ghi lại trong Dư địa chí: “Ở vùng ấy, đất thì trắng mền… Làng Bát Tràng làm đồ bát, chén… thuộc huyện Gia Lâm… cung ứng đồ cống Trung Quốc là 70 bộ bát, đĩa”.
Về mặt chất lượng, đồ gốm Bát Tràng nói riêng và đồ gốm việt Nam nói chung tại Thăng Long đã bị đồ gốm Trung Quốc (đặc biệt là đồ gốm Giang Tây- Cảnh Đức) cạnh tranh. Nhưng đồ gốm Việt Nam đã được tiêu thụ tốt ở thị trường địa phương và khu vực Đông Nam Á, như các đồ vật dạng phổ thông, bán với số lượng lớn và rẻ. Hơn nữa, các đồ gốm Việt Nam bán ra ở thị trường Kẻ Chợ cũng có nhiều thứ tinh xảo. Bisachere, một lái buôn phương tây khi ấy, viết: “ Ở đây, người ta bán chum vại rất mỏng, nhưng đồng thời lại rất bền chắc. Người ta làm đủ loại to, nhỏ khác nhau và có cả những cái to đến mức có thể chứa đến hàng nghìn cái chai trong đó”. Có thể nói, gốm Bát Tràng từ thời kỳ này đã du nhập đến tận Nhật Bản. Trong một cuốn sách Nhật Bản nói về công nghệ đồ gốm, có viết: “ Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, ở Nhật người ta đã làm các liễn, chậu theo kiểu Kốtchi”( tức Giao Chỉ, Việt Nam). Và trong một tập ảnh chụp những đồ gốm đẹp của một Viện bảo tàng Nhật, có ảnh chiếc bát đàn kiểu thông dụng, trang trí giản dị bằng men xanh của làng gốm Bát Tràng.
Qua thế kỷ XVIII, làng gốm Bát Tràng vẫn tiếp tục phát triển. Khi đó, các các thương điếm ngoại quốc ở Kẻ Chợ đã lần lượt đóng cửa, đồ gốm và gạch Bát Tràng không xuất khẩu nữa mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước. Bến Bát Tràng bên sông Hồng trở thành nơi buôn bán sầm uất. Cho đến thế kỷ XIX, Bát Tràng vẫn là một trung tâm đồ gốm nổi tiếng của Thăng Long-Hà nội nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, loại gạch vuông có chất lượng cao đã đi vào những câu ca dao quen thuộc, được lưu truyền trong nhân dân: “Ước gì anh lấy được nàng. Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.
Ngày nay, đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng quê này luôn luôn sôi động. Không khí lao động hối hả, tấp nập. Xe ô tô chuyên chở vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ. Nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan, mua hàng lưu niệm. Gốm, sứ Bát Tràng ngày nay nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Bát Trràng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, độc đáo không kém sản phẩm gốm, sứ Trung Quốc.