Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh về mũi, trong đó có chứng nghẹt mũi. Nếu để lâu, nghẹt mũi nặng có thể khiến cho bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc và ảnh hưởng tới thể chất của bé.
Khi trẻ bị nghẹt mũi bố mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp dưới đây:
1. Dùng nước muối
Nước muối sinh lý là một loại thuốc an toàn và phổ biến để chữa nghẹt mũi cho bé. Trong nước muối có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp thông mũi hiệu quả và chữa nghẹt mũi.
Các mẹ có thể có thể dùng nước muối sinh lý hay dạng nước biển bằng cách nhỏ nước muỗi vào mũi con ngay tại nhà. Mẹ cần lưu ý, khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ và nhỏ 3 – 4 lần/ngày. Khi con bị sổ mũi, mẹ có thể nhỏ mũi cho con 6 – 7 lần/ngày để giúp con nhanh hết.
2. Xông hơi
Xông hơi cho bé trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre… với số lượng ít rồi nấu nước lên xông hơi cho bé giúp mũi bé thông thoáng và khiến bé dễ thở hơn.
Tuy nhiên, khi biện pháp này mẹ cần hết sức cẩn thận vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở và da bé bỏng rộp.
3. Cho trẻ bú nhiều
Khi bị nghẹt mũi, trẻ thường khó chịu, quấy khóc, chán ăn và dễ xuống cân. Tuy nhiên, để bé nhanh khỏi bệnh và nhanh hết nghẹt mũi, mẹ cần duy trì đủ lượng sữa bằng cách cho bé bú nhiều lần. Trước khi bé bú, mẹ nên chú ý nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bé bú được nhiều hơn.
4. Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ bị ngẹt mũi, kê gối thấp sẽ khiến bé khó thở và không ngủ được. Do đó, mẹ nên kê gối cao cho bén khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng 2 ngón tay day day cánh mũi cho bé cũng sẽ giúp bé dễ chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, mẹ nên làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cánh mũi và xương mũi của bé.
5. Thoa dầu vào lòng bàn chân
Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để chữa nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh nhưng rất ít người biết đến. Vì vậy, khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, kết hợp massage lòng bàn chân và ngón tay mỗi bên, sau đó đeo tất vào.
Ngoài ra, mẹ cũng cần thoa dầu vào một số bộ phận khác trên cơ thể như: ngực, bụng và lưng con để tránh bị cảm và nghẹt mũi cho bé.
Khi bị nghẹt mũi, bé thường cảm thấy khó chịu và bức bối, sinh ra quấy khóc liên tục. Bên cạnh nhanh chóng áp dụng các biện pháp trên để khắc phục bệnh cho bé, mẹ cũng nên mặc quần áo để giữ ấm cho bé, giúp bé phòng tránh được nghẹt mũi.
Hạ Tiên