Khi trẻ được 3 tuổi, thông qua trò chơi đóng vai, trẻ sẽ bắt đầu nói chuyện với những người bạn trong trí tưởng tượng của bé về những vấn đề, kịch bản do tự bé tạo nên. Điều này không chỉ khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải bật cười và bên cạnh đó là sự lo lắng về vấn đề tâm lý của bé.
Tuy nhiên, trò chơi này lại có rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, điển hình như những lợi ích đã được đề cập đến trong bài viết dưới đây. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu những lý do mà lợi ích đó mang lại nhé!
1. Giúp bé phát triển khả năng tư duy
Thay vì bắt ép bé học theo những kiến thức có sẵn trong sách vở khiến bé càng cảm thấy chán và không muốn học thì mẹ có thể tạo nên thành một trò chơi đóng vai, chẳng hạn như mẹ có thể đóng thành người bán hàng, bé sẽ là người mua hàng.
Khi gặp vấn đề này, bé sẽ phải tự động đếm số lượng món hàng và tập tính toán. Từ đó cuộc vui chơi của bé không chỉ trở nên thú vị hơn mà còn kích thích tư duy, giúp bé trau dồi thêm nhiều kiến thức toán học bổ ích.
2. Giúp bé phát triển ngôn ngữ
Khi chơi trò chơi đóng vai, bé sẽ phải tự nghĩ ra kịch bản và kể lại chúng để tạo nên thành những màn hội thoại dí dỏm. Bé có thể sáng tạo nên câu chuyện dựa trên những sự việc bé được nghe và chứng kiến ở người lớn. Qua đó, trẻ sẽ học hỏi thêm được nhiều từ vựng cũng như phát triển tư duy và hình dung những điều trừu tượng.
Để bé hiểu hơn về những từ chúng sử dụng thì bố mẹ có thể giải thích cho bé, để từ đó bé không chỉ được trau dồi thêm ngôn ngữ mà còn giúp bé rèn luyện bản thân cũng như biết cách cư xử như người lớn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể hỗ trợ những món đồ chơi, dụng cụ để bé thêm phần hứng thú hơn khi chơi, chẳng hạn như khi bé đóng vai bác sĩ, mẹ có thể hỗ trợ dụng cụ đồ chơi như tai nghe, các lọ thuốc hay khi bé hóa thân thành ca sĩ thì mẹ có thể hỗ trợ bé đàn đồ chơi…
Qua trò chơi, nhiều khi mẹ có thể bắt gặp cảnh bé tự nói chuyện một mình hoặc cư xử lạ lẫm với người lớn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi đây chỉ là quá trình phát triển rất tự nhiên ở trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ tự cải thiện về ngôn ngữ mà còn mang đến những niềm vui từ những câu chuyện bé tự nghĩ ra.
3. Giúp bé phát triển khả năng tự kiểm soát
Khả năng biết tự kiểm soát là yếu tố rất quan trọng và cần thiết ở trẻ. Do đó, trò chơi đóng vai sẽ giúp bé thực hiện được kỹ năng này. Bởi trong quá trình chơi, bé sẽ tự đặt mình vào một nhân vật nào đó như siêu nhân hay anh hùng…, và diễn lại từ cách suy nghĩ, cư xử hành đông cũng giống nhân vật đó. Từ đó, bé sẽ biết cách tự áp dụng cho bản thân.
4. Giúp bé thêm hứng khởi khi vui chơi
Thay vì cho bé thư giãn bằng những thiết bị điện tử quá nhiều sẽ không hề tốt cho bé, đồng thời còn làm giảm thị lực thì mẹ cũng có thể chọn cho bé những món đồ chơi như thú cưng, búp bê để bé chơi trò đóng vai. Đây sẽ là một trò chơi tuyệt vời và giúp bé có thêm niềm vui hơn sau những căng thẳng khó chịu trong cuộc sống của bé.
5. Giúp bé phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Để trò chơi đóng vai thêm hấp dẫn, trẻ sẽ tự đặt ra những vấn đề cho mình và giải quyết và đó thường là những tình huống trong cuộc sống thường ngày mà bé được chứng kiến, quan sát thông qua việc làm của bố mẹ hay những người xung quanh và có thể đưa ra những giải pháp giống như cách giải quyết của bố mẹ trong thực tế. Đây là điều vô cùng cần thiết và cũng là sự chuẩn bị cho bé khi bước ra ngoài đời sau này.
6. Giúp bé phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp
Đây cũng là một trong những lợi ích của trò chơi đóng vai mang lại cho bé, qua đó bé không chỉ học được cách yêu thương, chia sẻ hay đồng cảm với mọi người sau khi chơi mà còn giúp bé rèn luyện được nhiều kỹ năng bổ ích. Để hỗ trợ bé vui chơi tốt hơn, mẹ cũng có thể chọn cho bé món đồ chơi gấu bông hay búp bê nhằm góp phần giúp bé thỏa sức đóng vai và sáng tạo.
Mặc dù đó chỉ là trò chơi tưởng tượng, có thể bé chơi một mình hay chơi với bạn nhưng việc giúp bé tăng cường tư duy và ngày càng tự tin hơn thì không thể phủ nhận được lợi ích của món đồ chơi này mang lại cho bé.
7. Giúp bé có cơ hội gắn kết các thành viên trong gia đình
Để cuộc vui chơi của bé thêm sinh động, các thành viên trong gia đình có thêm cơ hội gắn kết thì bố mẹ hãy nên dành thời gian tham gia vào những trò chơi đóng vai của bé. Điều này không chỉ khiến cho bé thêm hứng thú mà còn giúp cho bé học được cách giải quyết những tình huống phức tạp một cách đúng đắn trên sự giải thích của ba mẹ.
Nhã Uyên (T/h)