Trẻ ra nhiều mồ hôi do thời tiết quá nóng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp con đổ mồ hôi là do mang bệnh. Những lức này, người mẹ cần phải lưu ý và theo dõi trẻ. Xin mách mẹ những bệnh tiềm ẩn liên quan đến hiện tượng đổ mồ hôi nhiều ở trẻ sau đây.
Bệnh còi xương
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nếu đổ mồ hôi nhiều, nhất là mồ hôi sau gáy khi bú và đi kèm với các biểu hiện khác như khóc đêm, quấy khóc và rụng tóc vành khăn, bờ thóp mềm, thóp rộng…rất có thể đã mắc bệnh còi xương. Mẹ nên lưu ý tắm nắng cho trẻ mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng). Nên nhớ phải để ánh nắng chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, lưng, ngực, chân, bụng trẻ.
Bệnh lao
Hiện tượng ban ngày không tiết mồ hôi nhưng lại đổ mồ hôi vào khoảng nửa đêm đến trước bình minh, được gọi là “đổ mồ hôi đêm” ở trẻ, đây là một dấu hiệu bệnh bất thường. Trẻ đổ mồ hôi đêm kết hợp chán ăn, mặt đỏ bừng, sốt về chiều, sụt cân, hay bị ho, gan lách to, hạch to…có thể là dấu hiệu của phơi nhiễm bệnh lao . Những bệnh nhi này thường mắc bệnh khi nhà có người cao tuổi, cha mẹ hay người giúp việc đang bị bệnh lao.
Hạ đường huyết
Căn bệnh này thường thấy ở trẻ vào những ngày hè nóng nực. Biểu hiện thường thấy là trẻ đổ mồ hôi rất nhiều, bỏ ăn ban đêm, buổi sáng thức dậy trông rất phờ phạc.
Bệnh truyền nhiễm cấp tính và mãn tính
Những em bé bị toát mồ hôi do bệnh truyền nhiễm có thể kèm theo những biểu hiện lâm sàng khác như: như sốt thương hàn, nhiễm trùng huyết,, bệnh mô liên kết, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu, bệnh lupus.
– Mẹ bé nên mở cửa sổ và bật quạt mát giúp không khí lưu thông trong phòng. Chú ý không để gió thổi trực tiếp vào người bé, nhất là khi bé đang ngủ vì lúc này lỗ chân lông trẻ mở và mồ hôi cơ thể đang tiết ra. Gió lạnh trực tiếp thổi khi đó có thể khiến con bạn bị cảm, sốt.
– Tránh cho trẻ mặc đồ cầu kỳ, rườm rà hay đồ làm bằng chất liệu nóng, bí. Hãy để bé mặc quần áo đơn giản, sạch sẽ và thoáng mát.
– Bổ sung đủ nước cho trẻ, đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là tốt nhất nhưng với trẻ lớn nước muối ăn là tốt nhất. Việc bé đổ mồ hôi như người lớn gây mất độ ẩm, cơ thể còn mất đi một lượng natri, kali, clorua và một số chất điện giải khác.
– Nên lau mồ hôi cho bé thường xuyên. Nếu gia đình có điều kiện thì hãy cho con tắm bồn hoặc tắm bọt biển, và nên thay thế bỉm, đồ lót kịp thời. Da trẻ rất nhạy cảm vì thế nếu tích tụ quá nhiều mồ hôi ở cổ, nách, háng,hoặc những vùng da có nếp gấp sẽ dễ dàng gây loét da, dẫn đến nhiễm trùng da.