Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của các bé từ thể chất, cân nặng, chiều cao cho đến trí não đều bị giảm sút. Chính vì vậy mẹ cần biết cách phòng chống tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng?
– Ở các vùng nông thôn, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ kém hoặc do mẹ thiếu sữa, phải nuôi bằng sữa ngoài nhưng không đủ điều kiện kinh để đáp ứng cho con… đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng và cách nuôi con không khoa học nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng), cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm) mà không cung cấp bổ sung lại nguồn dưỡng chất tương ứng như sữa mẹ nên dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Trẻ nhỏ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ khiến cơ thể của bé bị suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu cho biết trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.
– Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy…
– Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có nước da xanh, hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt, các bắp thịt mềm nhão.
– Trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng…
Mẹ cần biết cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
– Phụ nữ có thai cần tǎng cân từ 10-12kg để con có mức cân năng đầy đủ ngay từ khi mới sinh.
– Mẹ cần cho trẻ sơ sinh bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
– Sau 6 tháng cần cho trẻ ǎn bổ sung (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa ngoài để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển tiếp theo.
– Trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng cần được uống vitamin A liều cao 2 lần trong một nǎm. Chú ý phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ (tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tay chân miệng…). Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, biết cách chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý khi trẻ bị bệnh.
– Trong bữa ăn cần cung cấp cho trẻ đủ 4 món cân đối gồm: cơm (cung cấp tinh bột và nǎng lượng); rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, cá, thịt, trứng… (cung cấp chất đạm, béo); canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng ở thể lỏng giúp trẻ dễ ăn hơn.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gian sống cho trẻ sạch sẽ. Sử dụng nguồn nước sạch, tẩy giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay sạch sẽ cho trẻ cùng xà bông trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch và an toàn để chế biến đồ ăn cho trẻ hàng ngày.
Lệ Khuyên (t/h)