Say xe là một trở ngại lớn cho những ai đam mê du lịch hoặc hay phải đi lại bằng tàu xe. Nếu bạn là người thích đi đây đó nhưng lại mắc chứng say xe thì sau đây là những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy cùng tham khảo những bí quyết giúp bạn chống lại được cơn say xe nhé.
Nguyên nhân của việc say xe:
Trong tai bạn có một bộ phận nhạy cảm giúp giữ thăng bằng; một khi chúng bị kích thích khác thường, hoặc khi não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng lại không đồng nhất với tín hiệu từ tai thì hiện tượng chóng mặt, buồn nôn sẽ xuất hiện. Ví dụ điển hình về hiện tượng tín hiệu không đồng nhất này là khi ở trên xe không có cửa sổ: tai cho biết bạn đang di chuyển nhưng mắt thì cho rằng bạn đang đứng yên, lúc này bạn sẽ rất dễ bị say xe.
Mẹo chống say xe:
Tìm chỗ ngồi phù hợp: Hãy chọn vị trí cạnh cửa thông gió hoặc vị trí đằng trước, bạn sẽ đỡ say xe hơn.
Ngồi đúng tư thế: Bạn nên tránh tư thế ngồi cúi đầu (tư thế đọc sách, báo…) khi đang ở trên xe. Hãy giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra phía sau.
Điểu khiển tầm nhìn: Không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì sẽ dễ gây chóng mặt. Mắt của bạn là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não nên bạn chỉ nên nhìn thẳng phía trước, thở chậm và sâu.
Dùng miếng dán chống say xe: Hiện nay có một loại thuốc dán áp dụng trên vùng da dưới dái tai. Tốt nhật bạn nên dán trước khi lên xe 4 giờ đồng hồ. Nhờ vào hoạt chất scopolaimine, miếng dán này có tác dụng đến 72 giờ. Lưu ý: không nên để miếng dán dính vào tóc và phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi dán. Tuyệt đối không để trẻ em tự dán.
Đem theo một vài món đồ giải trí hoặc để ăn vặt : Một chiếc máy nghe nhạc, một vài món ăn nhấm nháp trên xe, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Cần thư giãn vì khi thần kinh bị căng thẳng sẽ dễ dẫn đến việc buồn nôn.
Ngủ đủ giấc, ăn ít hơn hơn và ăn trước 2 tiếng khi lên xe: Bạn không nên nhịn đói trước khi xe dời bến. Hãy nên ăn no và phải cẩn thận với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể.
Tránh mùi thuốc lá, mùi nước hoa hoặc những mùi nồng nặc của các chất khác trên xe: Những mùi này có thể khiến cho tình trạng say xe của bạn nặng hơn. Nếu được bạn nên mở cửa sổ ô tô để tận hưởng sự thoáng mát và bớt say xe hơn.
Không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích khác: cần kiêng đồ nếp, đậu tương, lạc… , những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ làm bạn muốn ói hơn thảy.
Bài tập giúp thích ứng với việc di chuyển
Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu và mắt nhìn theo lên trên, chú ý vào một vật hoặc một điểm nào đó rồi hít vào từ từ,. Sau đó cúi đầu, cằm chạm ngực, mắt nhìn xuống và thở ra nhẹ nhàng. Lặp đi lặp lại 10 lần, sau này tăng lên 15-20 lần.
Bài tập 2: Ngồi thẳng lưng, để ngón tay trỏ trước mặt cách mắt tầm 25 đến 30cm. Nhìn chăm chú vào vị trí của ngón trỏ, sau đó xoay đầu sang bên trái rồi sang bên phải. Tập xoay đầu từ từ nhanh dần nhưng không được rời mắt vào ngón tay trỏ. Hãy lặp lại từ 15 đến 20 lần.
Bài tập 3: Ngồi thẳng lưng rồi di chuyển mắt nhìn một số mục tiêu cố định ở bên trái, phía trên, bên phải, phía dưới sao cho tầm nhìn trở thành một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý phải giữ nguyên đầu, không được xoay. Làm từ 15-20 lần rồi đổi chiều. Sau khi đã thuần thục thì hãy xoay đầu nhanh theo chiều kim đồng hồ và mắt nhìn theo các mục tiêu. Làm từ 15-20 lần rồi đổi chiều.
Một số phương pháp tránh say xe theo dân gian:
Dùng chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì để ngửi, nhấm nháp hoặc ngậm khi cảm thấy buồn nôn.
Lấy 1/2 củ khoai lang đã được gọt vỏ, rửa thật sạch, cắt lát nhỏ rồi nhai nát và nuốt nước.
Dùng một củ gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm trước khi lên xe khoảng 30 phút. Trên chuyến xe, thỉnh thoảng bạn nên ngậm một lát gừng trong miệng để giảm cảm giác buồn nôn. Đây là phương pháp khá hữu hiệu đấy.
Uống một ly nước ấm đã pha dấm trước khi lên xe cũng là một cách hay để chống say xe; hoặc trước khi lên xe, bạn dán một miếng cao giảm đau vào lỗ rốn.
Với những người vốn có cơ địa say xe, bổ sung những thức ăn loại này trong khẩu phần ăn thông thường có thể giúp bạn bớt đi phần chứng buồn nôn, chóng mặt, khó chịu.
Nấu canh nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15-20g với thịt heo nạc 50g và một quả táo đỏ để ăn khi đói.
Cho gừng khô (6-8g)đã được nướng sơ qua , cam thảo 4g nấu với 750 ml nước, sắc lại còn 300 ml, chia thành 2 lần uống trước khi ăn.
Nấu sôi trà (xanh hoặc đen) 5g với vỏ quít (trần bì) 10g trong ½ lít nước khoảng 5-10 phút rồi uống sau khi ăn.